Thứ Ba, 6 tháng 11, 2018

Coi chừng dịch sốt xuất huyết (P2)

tháng 11 06, 2018 0
Bệnh sốt xuất huyết với các triệu chứng ban đầu không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với bệnh sốt thông thường. Tuy nhiên nếu bạn biết cách nhận biết các dấu hiệu và biết cách điều trị đúng thì sẽ giúp người bản thân và người nhà nhanh chóng khỏe lại.


Cách điều trị bệnh sốt xuất huyết

Với bài viết trước, bạn đã được tìm hiểu về dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết. Trong bài viết hôm nay, bạn sẽ được tìm hiểu các phương pháp giúp người bệnh nhanh chóng khỏe lại.
Đầu tiên vẫn là dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Không có thuốc đặc hiệu cho bệnh sốt xuất huyết, người bệnh chỉ sử dụng thuốc hạ sốt và thuốc bổ theo đơn của bác sĩ. Lưu ý thuốc hạ sốt cần sử dụng loại không ảnh hưởng xấu đến dạ dày hoặc làm tăng nguy cơ chảy máu. Bạn có thể sử dụng Paracetamol kết hợp với lau người bằng nước ấm cho bệnh nhân sốt cao trên 39 độ C. Với các thuốc hạ sốt như Ibufrophen, Aspirin, bệnh nhân không được sử dụng vì rất có hại cho bệnh nhân bị sốt xuất huyết.
Thứ hai là việc thực hiện tái khám. Bác sĩ cần kiểm tra và tái khám nhiều lần trong ngày. Người bệnh cần tuân thủ theo lời dặn của bác sĩ, không tự ý ngừng tái khám vì có một số trường hợp bệnh nhân ngừng sốt là biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết đang trở nặng.
Thứ ba là cho bệnh nhân uống nhiều nước. Người nhà cần khuyến khích bệnh nhân uống thật nhiều nước bởi khi sốt người bệnh dễ bị mất nước, kèm theo đó là triệu chứng mệt mỏi, ăn uống kém khẩu vị nên làm cho bệnh nhân dễ mất nước thêm. Cách bổ sung nhanh chóng nước cho cơ thể người bệnh chính là cho người bệnh uống thật nhiều nước. Bạn có thể sử dụng nước cam, dừa chanh, nước khoáng, nước đun sôi để nguội.
Bạn cần lưu ý không cho người bệnh uống nước có ga và các loại nước màu đỏ, nâu, đen kể cả các loại trái cây sậm màu, củ dền hoặc dưa hấu. Trong trường hợp trẻ nôn ói và chảy máu dạ dày, rất khó nhận biết nếu sử dụng các loại nước này.

dich benh sot xuat huyet

Thứ tư là cho người bệnh ăn lỏng với các thức ăn dễ tiêu như cơm nhão, cháo, súp. Tránh những thức ăn nhiều dầu mỡ khiến người bệnh khó tiêu. Cùng với nguyên nhân như trên, bạn cũng cần không cho người bệnh ăn tiết lợn, tiết vịt, tiết gà vì dễ nhầm lẫn với hiện tượng xuất huyết dạ dày.
Thứ năm, người nhà cần theo dõi các dấu hiệu của người bệnh và lưu ý đặc biệt các dấu hiệu trở nặng: lừ đừ, li bì hoặc bứt rứt, nôn mửa nhiều, đau bụng nhiều, xuất huyết, tay chân mát lạnh. Việc kiểm tra nhiệt độ thường xuyên bằng cặp nhiệt độ sẽ giúp bạn theo dõi tình trạng sức khỏe của người bệnh tốt hơn.
Trong khoảng thời gian có dịch bệnh sốt xuất huyết, người nhà cần chú ý theo dõi và phát hiện sớm người bệnh để có hướng điều trị kịp thời. Phát hiện sớm, điều trị sớm và đúng cách giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục hơn.

Coi chừng dịch sốt xuất huyết (P1)

tháng 11 06, 2018 0
Sốt xuất huyết với nguyên nhân và cơ chế lây truyền của muối cái Aedes dễ dàng tạo thành dịch ở diện rộng. Dịch sốt xuất huyết một khi đã bùng phát sẽ khiến cả người lớn và trẻ nhỏ trong vùng dịch bị ảnh hưởng. Vậy bạn có biết cách nhận biết bệnh sốt xuất huyết?


dich sot xuat huyet

Dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết là bệnh thường bùng phát vào mùa hè nhưng bạn cũng cần phòng tránh với trường hợp mắc bệnh ở các mùa khác do không mắc màn khi ngủ. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết nặng với biến chứng thường đến bệnh viện điều trị muộn, dẫn đến thời gian điều trị lâu. Tuy nhiên không phải trường hợp sốt xuất huyết nào cũng điều trị tại bệnh viện, nếu được phát hiện kịp thời và người bệnh được chăm sóc, dùng thuốc đúng cách có thể điều trị tại nhà.
Các dấu hiệu chính để nhận biết sớm bệnh sốt xuất huyết như sau:
Để xác định người bệnh có bị sốt xuất huyết không thì cần theo dõi và xác định trong 3 ngày đầu tiên. Điều này chủ yếu dựa trên các triệu chứng của bệnh nhân:

  • Ngày đầu tiên: bệnh nhân sốt cao, đột ngột, liên tục, sốt không ớn lạnh, mặt ửng đỏ, họng đỏ không đau. Lưu ý rằng các xét nghiệm thực hiện trong thời điểm này đều bình thường và cần theo dõi thêm.
  • Ngày thứ 2: Bệnh nhân tiếp tục sốt cao, liên tục. Trên có thể có thể đã xuất hiện các dấu hiệu xuất huyết dưới da ở bụng, tay chân, mí mắt, cổ. Xét nghiệm trong thời điểm này cũng cho các kết quả bình thường. Tuy nhiên có một số trường hợp không xuất hiện xuất huyết, bạn có thể thực hiện bằng cách sử dụng dây thắt máy đo huyết áp. Giữ huyết áp trung bình giữa huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu trong 5 phút, sau đó bạn xem xét trên tay có dấu hiệu xuất huyết dưới da không? Nếu dưới dấu dây thắt có từ 5 nốt xuất huyết dưới da trở lên trên diện tích 1 cm2 thì có thể xác định đo là dấu dây thắt dương tính.
  • Ngày thứ 3: Bệnh nhân vẫn sốt cao, có thể xuất huyết da niêm mạc như chảy máu mũi, chảy máu răng. Bệnh nhân có thể có cảm giác khó chịu, đau bụng nhơn ói. Xét nghiệm máu có kết quả HCT tăng 39-40%, tiểu cầu giảm dưới 150.000 tế bào/ mm3 là chẩn đoán sốt xuất huyết 90%.
  • Sang đến ngày thứ 4 và thứ 5, các triệu chứng sốt xuất huyết trở nên vô cùng rõ ràng.
Các dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết sẽ biểu hiện rõ ràng dần trong 3 ngày đầu tiên phát bệnh. Chính vì vậy, bạn cần theo dõi kỹ các dấu hiệu trong những ngày này để có hướng điều trị phù hợp cho bệnh nhân

Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2018

Khi nào nên cặp nhiệt độ cho bé?

tháng 11 02, 2018 0

Gia đình có con nhỏ sẽ nhận thấy một chiếc cặp nhiệt độ hoặc nhiệt kế điện tử vô cùng cần thiết. Nhiệt độ của trẻ biến động thất thường khi giao mùa cũng là một trong những nguyên nhân khiến cha mẹ chú ý lưu tâm hơn với tình trạng sức khỏe của con. Vậy khi nào bạn nên cặp nhiệt độ cho bé?

  • Lưu ý khi sử dụng nhiệt kế điện tử đo trán


  • cap nhiet do cho be

    Nên cặp nhiệt độ cho bé lúc nào?

    Cặp nhiệt độ thủy ngân là một trong những thiết bị y tế truyền thống, thường gặp trong các gia đình. Với những gia đình có con nhỏ, cha mẹ cần cặp nhiệt độ cho bé ngay khi con có dấu hiệu sốt nóng. Ngoài ra, khi nào nên cặp nhiệt độ cho bé nữa? Các trường hợp bạn nên cặp nhiệt độ cho bé:
    • Bé khó chịu, da nóng: Trường hợp này bé hay quấy khóc, bỏ ti. Da nóng và khó chịu khiến bé không thoải mái. Bạn cần kiểm tra nhiệt độ của bé ngay để biết chính xác hơn tình trạng của bé.
    • Bé nhiều mồ hôi, có phát ban: Bé có dấu hiệu đổ mồ hôi nhiều và phát ban trong khi nhiệt độ không cao bất thường là một trong những dấu hiệu tình trạng sức khỏe của bé đang không tốt. Bạn hãy kiểm tra nhiệt độ của bé ngay nhé.
    • Người bé nhợt nhạt: Da nhợt nhạt là một trong những dấu hiệu cho thấy bé đang không ổn về sức khỏe, bạn hãy kiểm tra nhiệt độ và cơ thể bé nhé.
    • Bé thở nhanh bất thường, thở chậm hoặc thở ra âm thanh. Nhịp thở của bé tăng nhanh hoặc chậm bất thường là một dấu hiệu thể hiện bé đang mệt mỏi kèm theo những bất ổn khác trong cơ thể.
    • Bé chảy nước mũi, hắt hơi và ho. Bạn có thể nghĩ đây là dấu hiệu của bệnh cảm cúm nhưng bạn cần kiểm tra nhiệt độ và đưa bé đến bác sĩ để kiểm tra thêm. Có thể bé đã mắc các bệnh đường hô hấp khác.
    • Bé bị nôn trớ, tiêu chảy, phân có màu hoặc mùi bất thường.

    Bé thường có các dấu hiệu thể hiện cơ thể bất thường nhưng không phải cha mẹ nào cũng chú ý được hết những điều đó, ngoại trừ các tiệu chứng nổi bật dễ dàng. Sử dụng cặp nhiệt độ là một trong những cách nhanh chóng biết được 1 chỉ số bất ổn.
    Tuy nhiên như bạn đã biết, không phải lúc nào bé cũng đồng ý ngồi yên cho cha mẹ cặp nhiệt độ, đặc biệt khi khó chịu. Ngoài ra, tùy vào tình trạng bé mà bạn sẽ lựa chọn cặp nhiệt độ tại đâu, ví dụ bé đang bị tiêu chảy, bạn không thể dùng cặp nhiệt độ cho bé tại hậu môn. Lựa chọn nhiệt kế điện tử sẽ là chiếc cặp nhiệt độ cho bé tốt nhất.
    Bạn muốn tìm hiểu thêm về các loại cặp nhiệt độ cho bé tại nhiều vị trí? Hãy liên hệ ngay số điện thoại 1900.633.985 hoặc truy cập website: thietbiytevietmy.vn nhé!
    x

    Thứ Tư, 31 tháng 10, 2018

    Lưu ý khi sử dụng nhiệt kế điện tử đo trán

    tháng 10 31, 2018 0

    Trán là một trong những vùng cần quan trọng trên có thể người. Đo nhiệt độ ban đầu, mọi người hay xác định bằng cách dùng tay áp vào trán người bệnh. Tuy nhiên, việc xác định nhiệt độ người bệnh ban đầu bằng cảm nhận chưa hẳn đã chính xác. Vì vậy, bạn đã thử sử dụng nhiệt kế điện tử đo trán chưa? Có lưu ý gì trong việc đo nhiệt kế điện tử tại trán? Bài viết này sẽ trả lời câu hỏi của bạn.

    nhiet ke dien tu do tran


    Sử dụng nhiệt kế điện tử đo trán cho người bệnh nhanh chóng

    Đo nhiệt độ của người bệnh, bạn có thể lựa chọn đo tại trán, tai, nách, miệng, hậu môn… Tuy nhiên để đo nhanh chóng và chính xác, bạn có thể lựa chọn đo nhiệt độ tại tai hoặc trán. Với việc sử dụng đo nhiệt độ tại tai và trán, bạn khó lòng sử dụng nhiệt kế thủy ngân.
    Đo nhiệt độ trán của người bệnh với các thiết bị truyền thống như nhiệt kế thủy ngân sẽ không phải giải pháp tối ưu. Việc đo nhiệt độ bằng nhiệt kế thủy ngân dựa trên nguyên tắc giãn nở cột chất lỏng thủy ngân bên trong nhiệt kế, nên bạn cần kẹp nhiệt kế vào nách hoặc hậu môn, hay miệng. Kẹp nhiệt kế thủy ngân cần khoảng thời gian 4 – 6 phút để nhiệt độ được chính xác. Tuy nhiên với trẻ em đang sốt, ốm, việc kẹp nhiệt độ như vậy nhiều khi khiến con khó chịu, không hợp tác. Giải pháp sử dụng nhiệt kế điện tử được nhiều cha mẹ tính đến và cân nhắc nhiều hơn.
    Về sử dụng nhiệt kế điện tử đo trán, bạn chỉ cần nhẹ nhàng thực hiện vài thao tác với nhiệt kế và áp sát đầu sensor để nhiệt kế điện tử đo chính xác nhiệt độ tại vị trí đó. Khi đo nhiệt độ tại trán, bạn cần lưu ý đo tại nhiều vị trí của trán để có nhiệt độ chính xác nhất. Bởi nhiệt cao thường tập trung ở các vị trí tiếp xúc, tì đè. Nếu bạn để ý sẽ thấy thông thường các phần nghiêng đầu để tì đè sẽ có nhiệt độ cao hơn các phần khác, nên khi đo nhiệt độ ở các vùng đó sẽ thấy cao hơn và chênh lệch nếu đo nhiều nơi. Giải pháp vấn đề này chính là bạn đo nhiều vị trí và nhiệt độ xác định được tính bằng nhiệt độ trung bình các kết quả đo.
    Đo nhiệt kế điện tử cho trán sẽ giúp bạn có được kết quả đo nhanh và chính xác, người bệnh cũng không cảm thấy khó chịu với cách đo về thời gian, tư thế đo… Sử dụng nhiệt kế điện tử đo trán việc tất yếu trong thời điểm hiện tại khi công nghệ ngày càng phát triển hỗ trợ cho con người cả về sức khỏe và vật chất.
    Nhiệt kế điện tử đo trán là một thiết bị y tế không thể thiếu vào thời điểm hiện tại ở mỗi gia đình. Nếu bạn muốn được tư vấn sở hữu một chiếc nhiệt kế điện tử đo trán, hãy liên hệ ngay số 1900.633.985 hoặc truy cập website: thietbiytevietmy.vn và để lại thông tin liên lạc.

    Thứ Tư, 24 tháng 10, 2018

    Nhiệt kế điện tử giá rẻ cho bé

    tháng 10 24, 2018 0

    Trong gia đình, nhiệt kế đã trở thành vật dụng quen thuộc với nhiều tác dụng. Tuy nhiên với gia đình có trẻ nhỏ, việc sử dụng nhiệt kế thủy ngân trở nên khó khăn và kém an toàn hơn. Vì vậy, một chiếc nhiệt kế điện tử giá rẻ và chất lượng sẽ phù hợp với gia đình bạn.

     
    nhiet ke dien tu gia re

    Nhiệt kế điện tử giá rẻ nào dành cho bé

    Nhiệt kế điện tử đầu mềm, đặc biệt là nhiệt kế điện tử đầu mềm iMedicare iTM – 3F sẽ là sự lựa chọn an toàn dành cho con yêu với nhiều chức năng:
    • Đo nhiệt độ miệng, nách, hậu môn: Nhiệt kế điện tử đầu mềm iMedicare iTM – 3F có hể đo tại các vị trí giống như nhiệt kế thủy ngân. Bạn có thể đo nhiệt độ cho bé tại miệng, nách, hậu môn với thiết kế đầu bút nhỏ gọn.
    • Thời gian đo nhanh trong 10 giây: Thời gian đo nhanh chóng chỉ trong 10 giây tại 1 vị trí giúp cha mẹ sớm biết kết quả chính xác mà không phải chờ đợi. Con sẽ hạn chế quấy khóc hơn vì khó chịu khi đo.
    • Thiết kế đầu mềm để đo dễ dàng mà không gây nguy hiểm. Nhiệt kế điện tử đầu mềm iMedicare iTM – 3F có đầu dò dẻo tiện dụng chống dị ứng và không gây kích ứng da cho trẻ.
    • Dễ sử dụng: Chỉ một vài thao tác đơn giản nhanh chóng, nhiệt độ cơ thể con đã hiện chính xác trên màn hình hiển thị.
    • Gọn nhẹ và thuận tiện mang đi bên người. Như trên hình, bạn có thể thấy chiếc nhiệt kế này được thiết kế nhỏ gọn để gia đình có thể thuận tiện mang theo bên người, tiện sử dụng đo nhiệt độ cho bé ở bất cứ chỗ nào, bất cứ nơi đâu. Nhiệt kế sử dụng pin để cấp nguồn giúp cha mẹ dễ dàng thay thế và tiện sử dụng.
    • Bảo hành 6 tháng
    • Giá: Thiết bị này được coi là một chiếc nhiệt kế điện tử giá rẻ với giá chỉ 120.000 đồng/ chiếc.

    Nhiệt kế điện tử đầu mềm iMedicare iTM – 3F có khả năng ghi nhớ kết quả đo gần nhất giúp cha mẹ theo dõi và đối chiếu tình trạng sức khỏe của con. Ngoài ra, nhiệt kế này còn có khả năng tự động tắt máy khi không sử dụng để tiết kiệm năng lượng pin.
    Với một chiếc nhiệt kế điện tử đầu mềm  iMedicare iTM – 3F và 1 pin 1.5V (LR 41, SR41 hoặc UCC 392), bạn có thử sử dụng khoảng 200 giờ.
    Nhiệt kế điện tử đầu mềm iMedicare iTM – 3F là một trong những loại nhiệt kế điện tử giá rẻ và được ưa chuộng hiện nay. Nếu bạn muốn được sở hữu chiếc nhiệt kế này với giá ưu đãi 10% so với giá gốc hoặc được tư vấn cụ thể hơn, bạn hãy liên hệ số điện thoại 1900.633.985 hoặc truy cập website công ty thiết bị y tế Việt Mỹ nhé!

    Thứ Hai, 22 tháng 10, 2018

    Tìm hiểu về bệnh sốt xuất huyết (P2)

    tháng 10 22, 2018 0

    Với bài viết trước, Việt Mỹ đã giới thiệu đến các bạn nguyên nhân và triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết. Căn bệnh nguy hiểm này cần được điều trị kịp thời. Vì vậy hôm nay thiết bị y tế Việt Mỹ sẽ tiếp tục chia sẻ với các bạn phương pháp phòng và điều trị bệnh sốt xuất huyết.

     
    phòng bệnh sốt xuất huyết

    Phương pháp phòng bệnh sốt xuất huyết

    Bệnh sốt xuất huyết rât nguy hiểm và có khả năng lan truyền thành dịch bệnh trong một khu vực. Phòng bệnh là biện pháp hiệu quả nhất để ngăn chặn bệnh này. Muỗi là tác nhân lan truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue chủ yếu nên các biện pháp đều hướng chủ yếu đến phòng muỗi sinh sản và phòng muỗi đốt
    Để phòng muỗi sinh sản, bạn hãy:
    • Đổ nước thừa ở những chỗ nước ứ đọng trong và xung quanh nhà: nước tại các bể không dùng đến, thùng nước, xô chậu…
    • Bỏ các vật dụng chứa nước ra khỏi nhà: chậy cây cảnh…
    • Đậy kín các vật dụng chứa nước thường dùng  và thường xuyên thau rửa vệ sinh những vật dụng có chứa nước để ngăn chặn muối đẻ trứng
    • Loại bỏ những dụng cụ có nước đọng lại như chai lọ, túi nhựa, đồ hộp, lon, lốp xe không dùng đến…

    Để phòng muỗi đốt, bạn hãy thực hiện:
    • Mặc quần áo dài che kín tay chân
    • Sử dụng thuốc diệt muỗi trong và quanh nhà hoặc nơi sinh hoạt. Tuy nhiên bạn cần thận trọng khi sử dụng các thuốc này với người già và trẻ nhỏ.
    • Sử dụng các dụng cụ bắt muỗi và diệt muỗi.
    • Dùng màn để tránh muỗi đốt khi đi ngủ
    • Tẩm Permethrin (chất diệt côn trùng Pyrethroid) vào rèm, màn hoặc treo tại cửa sổ, cửa ra vào để xua muỗi.
    • Phá vỡ chu kỳ lây truyền bệnh sốt xuất huyết từ người sang người khi muỗi nhiễm virut hút máu người bệnh.

    Chữa trị bệnh sốt xuất huyết

    Điều trị bệnh sốt xuất huyết chủ yếu thực hiện điều trị triệu chứng và bù dịch sớm cho cơ thể:
    Với điều trị triệu chứng, người bệnh sốt cao từ 39 độ trở lên cần uống thuốc hạ nhiệt, nới lỏng quần áo và lau mát cơ thể bằng nước ấm. Thuốc sử dụng để hạ sốt chỉ được dùng Paracetamol đơn chất, liều dùng  từ  10 – 15 mg/kg cân nặng / lần, mỗi lần uống thuốc cách nhau khoảng 4 – 6 giờ. Tổng liều Paracetamol không quá 60 mg/ kg  cân nặng cho mỗi 24h.
    Lưu ý bệnh nhân không sử dụng Aspirin (Acetyl Salicylic Acid), Analgin, Ibuprofen để điều trị vì có thể gây xuất huyết, toan máu.
    Với việc bù dịch sớm bằng đường uống, người bệnh được khuyến khích uống nhiều nước Oresol hoặc nước sôi để nguội, nước trái cây (táo, dừa, cam, chanh…) hoặc nước cháo loãng với muối.
    Việt Mỹ hy vọng bạn và gia đình khỏe mạnh với các biện pháp phòng chống và điều trị bệnh sốt xuất huyết hiệu quả.

    Thứ Năm, 18 tháng 10, 2018

    Tìm hiểu bệnh sốt xuất huyết (P1)

    tháng 10 18, 2018 0

    Sốt xuất huyết là một trong những bệnh nguy hiểm mang tính truyền nhiễm. Vậy bệnh sốt xuất huyết có nguyên nhân bệnh sốt xuất huyết không? Bạn hãy cùng Việt Mỹ tìm hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và triệu chứng sốt xuất huyết này nhé!


    trieu chung benh sot xuat huyet

    Nguyên nhân bệnh sốt xuất huyết

    Bệnh sốt xuất huyết Dengue là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virut Dengue gây ra. Bệnh lây truyền theo đường máu, trung gian truyền bệnh là muỗi cái Aedes aegypti thuộc chi Aedes đốt. Muỗi Aedes aegypti là nguồn truyền bệnh chủ yếu ở hầu hết các khu vực có bệnh sốt xuất huyết. Muỗi Aedes Aegypti hoạt động vào ban ngày và chỉ có muỗi cái mới đốt người và truyền bệnh.
    Khi muỗi cái Aedes hút máu bệnh nhân nhiễm virut Dengue, virut Dengue sẽ ủ bệnh trong cơ thể của muỗi khoảng 8 – 11. Trong khoảng thời gian sống còn lại sau đó, muỗi có nguy cơ truyền bệnh cho người. Khi virut vào cơ thế người. chúng sẽ tuần hoàn trong máu từ 2 đến 7 ngày. Trong khoảng thời gian này, nếu muối Aedes hút máu thì virut được truyền cho muỗi.

    Các dấu hiệu nhận biết bệnh sốt xuất huyết

    Người bệnh sốt xuất huyết thường sốt cao đột ngột, cơn sốt liên tục. Cơ thể có cảm giác nhức đầu, chán ăn, buồn nôn, đau cơ, đau khớp. nhức hai hốc mắt. Da bệnh nhân có hiện tượng xung huyết, thường có chấm xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam. Nếu bệnh nhân thực hiện nghiệm pháp dây thắt dương tính.

    Triệu chứng bệnh sốt xuất huyết

    Thời kỳ ủ bệnh từ 03 đến 06 ngày, một số trường hợp có thể kéo dài đến 15 ngày.
    Triệu chứng bệnh sốt xuất huyết thường xuất hiện đột ngột với sốt cao, cơ thể mệt mỏi, nhức đầu, đau sốc hốc mắt, đau cơ, đau thắt lưng, có thể kèm theo đau chân, thường kèm theo đau họng, buồn nôn, nôn mửa, vùng thượng vị đau và bị tiêu chảy. Với trẻ em, triệu chứng nổi bật nhất chính là đau họng và đau bụng.
    Khi người bệnh hạ sốt vào ngày 3 và ngày 8, trên da thường kèm thêm biểu hiện xuất huyết nhẹ (các chấm xuất huyết xuất hiện dưới da, nốt xuất huyết và chảy máu mũi). Sau khi hạ sốt, người bệnh thường xuất hiện ban dạng dát sần đa hình thái, đôi khi gây ngứa, đầu tiên ở thân mình và lan rộng theo hướng ly tâm đến chi, mặt, lòng bàn tay và lòng bàn chân, Trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân có thể bị xuất huyết tiêu hóa và sốc.
    >>> Tìm hiểu chi tiết: triệu chứng bệnh sốt xuất huyết
    Bệnh sốt xuất huyết một khi đã bùng phát sẽ tạp thành dịch theo khu vực do cơ chế truyền bệnh của muỗi cái Aedes. Bạn hãy sử dụng cặp nhiệt độ điện tử để đo nhiệt độ cho người bệnh thường xuyên và áp dụng các biện pháp điều trị trong bài viết sau nhé!

    Thứ Ba, 16 tháng 10, 2018

    Dòng nhiệt kế gia đình nào đang lên ngôi?

    tháng 10 16, 2018 0

    Trong thời đại hiện nay, nhiệt kế là vật dụng quen thuộc không thể thiếu trong mỗi gia đình. Không chỉ trẻ em, người trưởng thành mà cả người già cũng cần sử dụng. Nhiệt kế như một thiết bị không thể thiếu trong tủ thuốc gia đình Việt. Công nghệ ngày càng phát triển việc sử dụng nhiệt kế cũng có nhiều bước tiến. Bạn hãy cùng thiết bị y tế Việt Mỹ tìm hiểu nhé!


    nhiet ke

    Nhiệt kế thủy ngân còn được ưa chuộng?

    Nhiệt kế thủy ngân quá quen thuộc với các gia đình. Giá thành nhiệt kế thủy ngân lại rất ưu đãi, phù hợp để các gia đình sử dụng. Tuy nhiên, vào thời điểm hiện tại, nhiệt kế thủy ngân đã bộ lộ nhiều nhược điểm, đặc biệt với những gia đình có trẻ nhỏ:
    • Thời gian đo lâu: để có kết quả chính xác từ nhiệt kế thủy ngân, người bệnh cần giữ nguyên cặp nhiệt độ ở vùng nách khoảng 4-6 phút. Trẻ nhỏ thường không kiên nhẫn khi đo nhiệt kế thủy ngân.
    • Cách đo: Cách đi nhiệt kế thủy ngân bắt đầu với việc vẩy nhiệt kế để cột chất lỏng trở về vị trí “xuất phát”. Nếu cột chất lỏng chưa về vị trí cần thiết, việc đo nhiệt độ sẽ không chính xác. Ngoài ra, cặp nhiệt độ bằng nhiệt kế thủy ngân, người bệnh sẽ thường kẹp vào nách hoặc vùng hậu môn, trẻ nhỏ khá khó chịu trong trường hợp này với thời gian từ 4-6 phút.
    • Sự độc hại của thủy ngân trong nhiệt kế: Nguyên lý hoạt động của nhiệt kế thủy ngân dựa trên sự giản nở của cột chất lỏng trong nhiệt kế, đó chính là thủy ngân. Trường hợp cặp nhiệt độ bị vỡ, cha mẹ không xử lý đúng cách, trẻ nhỏ dễ bị ảnh hưởng tới sức khỏe do thủy ngân khá độc hại.

    Dòng nhiệt kế nào đang lên ngôi?

    Khi công nghệ và kinh tế cùng phát triển song hành, nhiệt kế cũng có nhiều cải tiến và đáp ứng nhu cầu người dùng hơn. Các dòng nhiệt kế điện tử đang ngày càng chiếm ưu thế và sử dụng rộng rãi hơn. Mặc dù giá thành có thể cao hơn so với nhiệt kế thủy ngân nhưng các gia đình sẵn sàng sử dụng bởi những ưu điểm vượt trội:
    • Thời gian đo nhanh chóng: chỉ vài giây thao tác, bạn đã có ngay kết quả đo nhiệt độ trong tay một cách chính xác.
    • Cách đo đơn giản: Người bệnh chỉ cần làm theo thao tác khởi động nguồn, lựa chọn vị trí đo: trán, tai, đồ vật, nhiệt độ phòng… và bấm đo. Cách đo này rất đơn giản, người bệnh có thể đo nhanh chóng với một vài thao tác. Trường hợp đo cho trẻ em, máy nhiệt kế điện tử vô cùng đơn giản và thuận tiện để đo nhiệt độ.
    • Thiết kế an toàn, tiện lợi: Chủ yếu các nhiệt kế điện tử sử dụng pin, bộ phận nguồn có nắp đậy an toàn với trẻ nhỏ.

    Ngoài ra nhiệt kế điện tử có nhiều tính năng vượt trội khác khiến người sử dụng yên tâm và mong muốn sử dụng dòng sản phẩm này. Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu thêm về nhiệt kế điện tử đa năng, bạn hãy:


    Thứ Năm, 11 tháng 10, 2018

    Giá nhiệt kế điện tử có đắt không?

    tháng 10 11, 2018 0

    Nhiệt kế điện tử ngày nay được nhiều cha mẹ lựa chọn để sử dụng trong gia đình, đặc biệt là với những gia đình có trẻ nhỏ. Vậy giá nhiệt kế điện tử có đắt không? Bạn hãy cùng thiết bị y tế Việt Mỹ tham khảo bài viết này nhé!


    gia nhiet ke dien tu


    Giá nhiệt kế điện tử hiện nay thế nào?

    Nhiệt kế điện tử là một trong những công nghệ khoa học tiên tiến được áp dụng rộng rãi. Nhiệt kế điện tử hiện nay đã giúp người dùng đo được nhiệt độ phòng, nhiệt độ nước, sữa cho trẻ, đo nhiệt độ cơ thể ở nhiều vị trí khác nhau (tai, trán, nách, hậu môn).
    Công nghệ của những chiếc nhiệt kế điện tử giúp khoảng thời gian đo nhiệt độ giảm xuống:
    • Nếu bạn sử dụng một chiếc cặp nhiệt độ thủy ngân thì thời gian đo nhiệt độ khoảng 4 – 5 phút.
    • Nếu bạn sử dụng một chiếc cặp nhiệt độ điện tử đầu mềm iMedicare đo ở nách, hậu môn thì thời gian đo nhiệt độ khoảng 1 phút
    • Còn nếu bạn dùng mộ chiếc nhiệt kế điện tử iMedicare iTM – 32A, iTM-8F, iTM – 9S thì thời gian đo nhiệt độ của bạn chỉ còn vài giây đồng hồ.

    Với tốc độ nhanh, một chiếc nhiệt kế điện tử iMedicare vẫn đưa ra được các thông số với độ chính xác cao. Nhiệt kế vận hành êm ái, dễ sử dụng chỉ với một vài thao tác:
    • Khởi động nguồn
    • Lựa chọn chế độ đo nhiệt độ: tai, trán, đo nhiệt độ phòng và đồ vật.
    • Di chuyển đầu sensor hồng ngoại đến vị trí được lựa chọn đo và chờ kết quả thông báo

    Nhiệt kế điện tử hồng ngoại iMedicare còn có chức năng cảnh báo sốt để cha mẹ lưu ý tình trạng của con. Với trường hợp theo dõi tình trạng nhiệt độ của con liên tục, nhiệt kế điện tử hồng ngoại iMedicare còn có chức năng hiển thị kết quả đo gần nhất, nhiệt kế điện tử iMedicare iTM – 32A, iTM – 9S có bộ nhớ ghi lại lần lượt 32 và 20 kết quả đo gần nhất.
    Các nhiệt kế điện tử iMedicare đều sử dụng nguồn cấp từ PIN, giúp người dùng tiện thay thế, an toàn trong sử dụng, thiết kế nhỏ gọn để tiện di chuyển và mang theo người.
    Nhiệt kế điện tử thương hiệu iMedicare là một trong những thương hiệu được nhiều cha mẹ lựa chọn sử dụng. Giá nhiệt kế điện tử iMedicare có mức giá từ 120.000 đồng, tùy thuộc vào chức năng và nhu cầu sử dụng của gia đình. Gia đình có thể chọn một chiếc chiếc nhiệt kế điện tử đầu mềm tầm trung  với mức giá 120.000 đồng/ chiếc hoặc lựa chọn các sản phẩm đa chức năng cao cấp thuộc thương hiệu iMedicare để sử dụng.
    Nếu bạn cần tư vấn thêm về giá nhiệt kế điện tử iMedicare cùng chức năng từng loại hoặc các sản phẩm thiết bị y tế gia đình khác, vui lòng:
    • Truy cập thietbiytevietmy.vn;
    • Hoặc liên hệ hotline 1900.633.985;
    • Hoặc inbox fanpage: facebook.com/thietbiyteimedicare


    Thứ Hai, 8 tháng 10, 2018

    Các mẹ nên mua nhiệt kế điện tử loại nào tốt?

    tháng 10 08, 2018 0

    Trái gió trở trời, con ốm con sốt, cha mẹ cũng “sụt sịt”, cặp nhiệt kế thủy ngân mãi mà không biết khi nào có nhiệt độ chính xác, con quấy khóc làm cha mẹ cũng sốt ruột. Vậy tại sao anh chị không mua nhiệt kế điện tử? Hãy tham khảo ngay bài viết này để biết nên mua nhiệt kế điện tử loại nào tốt nhất?

     
    nên mua nhiệt kế điện tử loại nào tốt


    Nên mua nhiệt kế điện tử loại nào tốt nhất cho gia đình?

    Hiện tại, trên thị trường có 2 loại nhiệt kế: nhiệt kế điện tử và nhiệt kế thủy ngân. Có lẽ với nhiều người, nhiệt kế thủy ngân không còn xa lạ nữa. Tuy nhiên, loại cặp nhiệt độ này lại không được nhiều gia đình yêu thích vì thời gian mỗi lần đo lâu, không chính xác nếu không “vẩy” lại sau mỗi lần đo, không đối chiếu được kết quả, gây khó chịu cho người sử dụng trong khi đo.
    Những điều phiền toái trên của nhiệt kế thủy ngân đã được khắc phục toàn bộ chỉ với một chiếc nhiệt kế điện tử đa năng. Việt Mỹ xin giới thiệu đến bạn và gia đình chiếc nhiệt kế điện tử đa năng.
    Nhiệt kế điện tử hiện nay có loại cặp nhiệt độ điện tử và nhiệt kế điện tử hồng ngoại:
    • Với cặp nhiệt độ điện tử, gia đình có thể lựa chọn chiếc cặp nhiệt độ điện tử iMedicare iTM-3F. Chiếc cặp nhiệt độ điện tử này sẽ hiển thị kết quả nhiệt độ trong vòng 1 phút, đo tại miệng, kẹp nách, hậu môn. Màn hình LCD hiển thị kết quả nhanh chóng chính xác. >>> cặp nhiệt độ điện tử iMedicare iTM-3F
    • Còn loại nhiệt kế điện tử hồng ngoại, gia đình bạn có thể lựa chọn các nhiệt kế điện tử hồng ngoại cao cấp iTM-9S, nhiệt kế điện tử hồng ngoại cao cấp iTM-8F, nhiệt kế điện tử hồng ngoại cao cấp iTM-32A. Với các loại cặp nhiệt độ trên. Bạn có thể đo nhiệt độ tại trán, tai, đo nhiệt độ phòng, sữa, nước… chỉ trong vòng vài giây.

    Ngoài ra, các loại cặp nhiệt độ điện tử trên, bạn có thể kiểm tra lịch sử các lần đo nhiệt độ trước đó. Số lần ghi nhớ phụ thuộc vào loại máy đo bạn nhé.
    Các loại cặp nhiệt độ điện tử dễ sử dụng, vô cùng gọn nhẹ, rất tiện di chuyển và mang đi xa để đi du lịch, về quê…
    Bên cạnh đó, các loại nhiệt kế điện tử iMedicare đều tự tắt sau 30 giây vô cùng tiết kiệm điện. Bạn có thể sử dụng nhiều lần chỉ vơi 2 cục pin nhỏ.
    Nhiệt kế điện tử là một vật dụng vô cùng quen thuộc với mỗi gia đình. Bạn đã quyết định nên mua nhiệt kế điện tử loại nào tốt nhất? Thiết bị y tế gia đình nhỏ gọn này sẽ dễ dàng đến tay bạn với phí vận chuyển miễn phí toàn quốc khi bạn đăng ký thông tin tại dụng cụ y tế gia đình Việt Mỹ hoặc liên hệ hotline: 1900.633.985

    Thứ Năm, 9 tháng 11, 2017

    Bác sĩ tư vấn nhận biết triệu chứng bệnh sốt xuất huyết ở trẻ

    tháng 11 09, 2017 2
     Bác sĩ tư vấn nhận biết triệu chứng bệnh sốt xuất huyết ở trẻ

    Sốt xuất huyết là một trong những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Theo các bác sĩ, người mắc bệnh có nhiều biểu hiện khác nhau tùy vào tình trạng bệnh.

    Triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ.

    Các bác sĩ gia đình cho biết, sốt xuất huyết cần được phát hiện trong 3 ngày đầu tiên kể từ khi bắt đầu sốt. Việc chẩn đoán bệnh sớm chủ yếu dựa vào các biểu hiện của bệnh nhân. Bà con cần lưu ý 3 ngày đầu tiên:
    Ngày thứ 1: Trẻ sốt cao đột ngột, liên tục, sốt không ớn lạnh, mặt ửng đỏ, họng đỏ nhưng không đau. Lúc này nếu có xét nghiệm thì kết quả vẫn sẽ bình thường nên không cần xét nghiệm. Bác sĩ cần dặn dò người bệnh đến tái khám mỗi ngày để theo dõi các triệu chứng khác.
    Ngày thứ 2: Trẻ tiếp tục sốt cao, hãy kiểm tra xem trên cơ thể trẻ có xuất hiện dấu hiệu xuất huyết hay không. Nếu không phát hiện dấu hiệu xuất huyết tự nhiên thì chúng ta làm dấu xuất huyết nhân tạo, thực hiện bằng cách lấy máy đo huyết áp cho bé, giữ mức huyết áp trung bình giữa huyết áp cao nhất và thấp nhất trong 5 phút, sau đó kiểm tra xem trên tay trẻ có dấu hiệu xuất huyết dưới da không.
    Ngày thứ 3: Dấu hiệu sốt xuất huyết trong ngày này đã rõ ràng hơn nhiều. Trẻ vẫn sốt cao, có thể xuất huyết da niêm mạc như chảy máu chân răng, chảy máu mũi.
    Làm xét nghiệm máu, nếu kết quả HCt tăng 39-40%, tiểu cầu giảm dưới 150.000 tế bào/mm3 thì đến 90% là bệnh nhân đã bị sốt xuất huyết.
    Ngày thứ 4, thứ 5 là thời điểm các triệu chứng trở nên rõ ràng nhất.
    Bất cứ khi nào phát hiện các dấu hiệu bất thường ở trẻ như: sốt cao, mệt mỏi lừ đừ, nôn ói, đau bụng, chân tay lạnh, chảy máu nhiều, các bà mẹ cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để điều trị kịp thời.

    Chăm sóc cho trẻ bị sốt xuất huyết như thế nào?

    Khi được bác sĩ nội khoa chẩn đoán trẻ bị sốt xuất huyết, khi chăm sóc con tại nhà, các bà mẹ cần lưu ý những điều dưới đây:
    - Cho trẻ uống thật nhiều nước: khi bị sốt trẻ dễ bị mất nước nên các bà mẹ hãy cho trẻ uống thật nhiều nước. Với trẻ dưới 5 tuổi cho uống khoảng 500-1500ml/ngày, trẻ trên 5 tuổi: 2.000 đến 2.500ml/ngày.
    - Không nên cho trẻ uống các loại nước có màu đỏ, nâu, đen hoặc nước có ga như nước xá xị, nước trái cây sậm màu, dưa hấu, nước củ dền vì khi trẻ nôn ói thì sẽ khó nhận biết là màu đỏ do nước trái cây hay do xuất huyết.
    - Cho trẻ ăn đồ ăn lỏng và dễ tiêu như cháo, cơm nhão, không nên cho trẻ ăn những đồ ăn có nhiều dầu mỡ, không ăn huyết heo, huyết vịt.
    - Dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ và dược sĩ, không được dùng các loại thuốc hạ sốt như Ibufrophen, Aspirin vì các loại thuốc này rất có hại với các bệnh nhân sốt xuất huyết.
    - Đưa trẻ đi tái khám mỗi ngày, thực hiện đúng những lời dặn của bác sĩ, không được ngưng tái khám khi bác sĩ chưa cho phép bởi có những trường hợp trẻ hết sốt là dấu hiệu bệnh trở nặng.