Hiển thị các bài đăng có nhãn blog. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn blog. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 29 tháng 11, 2018

Mẹo hạ sốt cho trẻ hiệu quả nhất

tháng 11 29, 2018 0

Để hạ sốt cho con, cha mẹ cần tránh những sai lầm thường gặp khi hạ sốt cho trẻ. Những sai lầm này không chỉ khiến trẻ không giảm nhiệt độ thân nhiệt mà còn khiến trẻ nguy hiểm đến tính mạng khi trẻ bị sốt cao kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm. Các mẹo hạ sốt sau đây sẽ giúp bạn giảm thân nhiệt cho trẻ nhanh chóng nhất.


5 mẹo hạ sốt cho trẻ hiệu quả cần được áp dụng

Các mẹo hạ sốt sau đây sẽ giúp cha mẹ giảm thân nhiệt cho trẻ mà vẫn hạn chế dùng thuốc và các tác dụng của thuốc. Anh chị sẽ ngỡ ngàng khi các mẹo này quá đơn giản và dễ thực hiện vô cùng.
  • Dùng khăn ướt: Sử dụng khăn ướt là cách hạ sốt cho trẻ vô cùng truyền thống đã quá quen thuộc với người Việt Nam. Anh chị hãy sử dụng một chiếc khăn mặt, vò ướt, sau đó đắp lên trán của trẻ. Sau một khoảng thời gian đắp, khăn nóng lên, anh chị chỉ cần vò lại chiếc khăn với nước và tiếp tục đắp lên trán cho trẻ.
  • Không ủ ấm: Việc ủ ấm quá mức cho trẻ chỉ khiến trẻ bị mất nước nhiều hơn qua quá trình đổ mồ hôi. Chính vì thế, việc vạn cần làm chính là để trẻ mặc thoáng với một lớp áo rồi đắp thêm cho trẻ một chiếc chăn mỏng để giữ ấm vừa phải đồng thời không giữ nhiệt trong cơ thể.
  • Tắm nước ấm: Cha mẹ tuyệt đối không tắm hay lau người cho trẻ bằng nước lạnh dù trời nóng. Khi trử đang sốt, tắm bằng nước lạnh khiến bề mặt ngoài giảm nhiệt nhưng bên trong vẫn nóng. Còn nếu cha mẹ dùng nước ấm, hơi nước bốc hơi khỏi bề mặt da sẽ khiến bé được mát và hạ nhiệt độ.
  • Sử dụng quạt: Cha mẹ hãy sử dụng một chiếc quạt giúp thân nhiệt bé giảm. Tuy nhiên, cha mẹ hãy sử dụng quạt số nhỏ và không hướng thẳng vào người bé khi bé đang bị sốt. Hãy quay quạt vào góc tường và bật số nhỏ để trẻ không bị lạnh.
  • Ăn và uống đồ mát: Thân nhiệt của bé tăng cao nên việc ăn uống đồ mát sẽ giúp bé không bị mất nước, thân nhiệt ổn định. Ngoài ra, các thức ăn chứa nhiều dinh dưỡng vô cùng cần thiết để trẻ bổ sung các chất đã mất.

Hạ sốt cho trẻ với những mẹo này, cơn sốt của trẻ sẽ bị đẩy lùi rất nhanh. Cha mẹ cũng thấy đây là những mẹo hạ sốt vô cùng đơn giản mà mẹ có thể áp dụng trong chăm sóc con. Và cha mẹ cũng đừng quên đón đọc các bài viết bổ ích tiếp theo nhé!

Thứ Tư, 28 tháng 11, 2018

Những sai lầm thường gặp để hạ sốt cho trẻ

tháng 11 28, 2018 0

Trẻ rất hay bị sốt. Việc trẻ bị sốt có nhiều nguyên nhân: mọc răng, viêm phổi, cảm cúm, viêm phế quản… Sốt ở trẻ thường khiến cha mẹ lo lắng, đặc biệt là khi trẻ sốt cao và không có dấu hiệu thuyên giảm. Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ cũng cần thiết. Tuy nhiên, việc hạ sốt cho trẻ ở nhiều cha mẹ thường mắc phải sai lầm khiến bệnh của trẻ nặng thêm. Sau đây là những sai lầm hạ sốt cho trẻ đó.


ha sot cho tre

4 sai lầm thường gặp khi hạ sốt cho trẻ
Hạ sốt cho trẻ, cha mẹ thường thực hiện những cách theo kinh nghiệm truyền miệng khiến cơn sốt của trẻ không giảm và kéo dài, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Các sai lầm khi hạ sốt cho trẻ sau đây sẽ khiến nhiều người quen thuộc:
  • Dùng nước lạnh: Nhiều cha mẹ sử dụng nước lạnh để lau cơ thể trẻ để làm mát và hạ sốt cho trẻ. Tuy nhiên, việc cha mẹ sử dụng nước lạnh để hạ sốt là sai lầm lớn nhất trong quá trình điều trị. Sau khi lau cơ thể bằng nước lạnh cho trẻ, cơ thể trẻ chỉ giảm nhiệt bên ngoài trong khi nhiệt độ bên trong vẫn cao. Hành động này thậm chí còn dẫn đến việc nhiệt độ cơ thể trẻ tăng cao hơn trước.
  • Ủ quá ấm: Cha mẹ hay có tâm lý sợ trẻ bị lạnh và cho trẻ mặc thật nhiều quần áo, đắp kín chăn,… để trẻ toát mồ hôi nhiều hơn và hạ nhiệt nhanh hơn. Mẹo hạ sốt này không cần dùng thuốc và hoàn toàn không đúng. Lý do chính là khi nhiệt độ cơ thể trẻ tăng cao. Việc ủ ấm cho trẻ chỉ khiến thân nhiệt trẻ tăng thêm. Tình trạng này dẫn đến việc trẻ bị sốt cao và khó giảm.
  • Nặn chanh: Hành động nặn chanh cho vào miệng có thể khiến trẻ bị rộp, bỏng miệng, lưỡi thậm chí là nghẹt thở. Chính vì thế, khi trẻ đang bị sốt thì đây là mẹo giúp trẻ hạ sốt không nên sử dụng.
  • Giật tóc: Nhiều người có suy nghĩ giật tóc, vỗ vào người trẻ sẽ giúp trẻ giảm co giật khi trẻ lên cơn sốt cao. Triệu chứng co giật biểu hiện tình trạng bệnh của trẻ và việc giật tóc không khiến trẻ giảm thiểu biểu hiện này mà còn gây kích thích co giật nhiều hơn.

Nếu bạn là cha mẹ có con nhỏ, gặp tình huống con sốt, đây có phải là những giải pháp mà bạn thường dùng? Nếu bạn thường sử dụng các giải pháp này hoặc một trong những giải pháp này, hãy dừng lại ngay và đưa con đến khám chữa bệnh tại phòng khám nhé. Đây là điều mà cha mẹ cần thực hiện khi con sốt.

Thứ Ba, 20 tháng 11, 2018

Chăm sóc trẻ bị sốt đúng cách

tháng 11 20, 2018 0

Khi trẻ bị sốt, trẻ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Trường hợp này cha mẹ cần chăm sóc trẻ bị sốt đúng cách ra sao? Bài viết này sẽ giúp cha mẹ có câu trả lời cho bạn.


tre bi sot

Chăm sóc trẻ bị sốt đúng cách và hiệu quả

Để chăm sóc trẻ bị sốt đúng cách và hiệu quả nhất, không phải cha mẹ nào cũng biết toàn bộ. Sau đây là những điều lưu ý dành cho cha mẹ:

Nên làm

  • Cho trẻ uống nhiều nước: Như đã chia se ở bài viết trước, trẻ bị sốt hay bị mất nước qua mồ hôi. Các chất điện giải, vitamin cũng theo đó mà ra khỏi cơ thể. Trẻ cần bú lại nước và các chất này thông qua việc uống nhiều nước và sử dụng các loại nước hoa quả để dổ dung vitamin.
  • Cho trẻ uống siro: Cha mẹ hãy cho trẻ uống siro có thành phần paracetamol để trẻ trẻ nhanh chóng hấp thu và dễ uống hơn. Cha mẹ hãy lưu ý dưới 3 tháng tuổi trẻ không nên uống bất kỳ loại siro nào để hạ sốt hoặc chữa bệnh. Với tình trạng trẻ cần sử dụng thuốc, hãy hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để con được chữa bệnh hiệu quả nhất.
  • Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ trẻ: Đo nhiệt độ trẻ thường xuyên để kiếm soát mức thân nhiệt cho trẻ. Trường hợp trẻ sốt kéo dài và không có dấu hiệu giảm, cha mẹ hãy đưa con đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế khám chữa bệnh gần nhất.
  • Hiểu rõ về cách sử dụng nhiệt kế: Nếu bạn sử dụng loại nhiệt kế đo ở miệng trẻ thì hãy đặ dưới lưỡi và để trẻ ngậm nhiệt kế khoảng 2 phút. Cha mẹ không để trẻ cắn vào cặp nhiệt độ, đặc biệt là nhiệt kế thủy ngân sẽ gây nguy hiểm tính mạng của trẻ.
  • Cho trẻ ăn loãng: Trẻ cần được cho ăn thức ăn loãng, dễ hấp thu như cháo, súp, trong nhiều trường hợp, cha mẹ có thể pha nước oresol để trẻ uống bổ sung nước và chất điện giải.

Tránh làm:

  • Tự ý sử dụng siro mà chưa hỏi ý kiến các bác sĩ chuyên khoa.
  • Đắp quá nhiều chăn cho trẻ khiến trẻ ngột ngạt. Điều này cũng khiến nhiệt độ cơ thể bé tăng cao hơn.
  • Để trẻ ở một mình khi đo nhiệt độ.
  • Dùng thuốc hạ sốt ngay khi nhiệt độ của bé dưới 38 độ C.
  • Phối hợp nhiều loại thuốc hạ sốt cho bé.
  • Lau người cho bé bằng nước lạnh, cồn, dấm.
  • Vắt chanh, đổ thuốc vào miệng bé khi bé xuất hiện tình trạng co giật. Làm điều này dễ gây ngạt thở cho bé. Điều bạn cần làm là đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức.
  • Tự truyền dịch cho bé mà không có sự chỉ định của bác sĩ.

Cha mẹ cần thực hiện những điều nên làm và tránh những điều không nên làm để chăm sóc trẻ bị sốt đúng cách và hiệu quả nhất. Bạn hãy áp dụng cho con để con mau chóng khỏe lại nhé!

Thứ Tư, 14 tháng 11, 2018

Cách sử dụng nhiệt kế cho trẻ

tháng 11 14, 2018 0
Đối với trẻ nhỏ, nhiều cha mẹ chưa biết cách chăm sóc đúng. Điều này dẫn đến con hay ốm đau. Và khi đó, trẻ cũng không được cha mẹ chăm sóc và chữa trị đúng cách ngay cả với hành động đơn giản như đo nhiệt độ khi con ốm, con sốt. Nhiều cha mẹ vẫn chọn nhiệt kế thủy ngân đo nhiệt độ cho con dù con không thích và thiết bị này khá nguy hiểm cho bé. Một phần điều này cũng xuất phát từ việc cha mẹ chưa biết cách sử dụng nhiệt kế cho trẻ. Nếu bạn cũng đang quan tâm vấn đề này, bạn hãy cùng thiết bị y tế Việt Mỹ tìm hiểu nhé.

cach su dung nhiet ke cho tre

Cách sử dụng nhiệt kế cho trẻ đúng đắn

Cha mẹ rất mong muốn được chăm sóc con tốt nhất. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ vẫn chưa biết cách đo nhiệt độ cho bé đúng đắn. Sau đây là cách sử dụng nhiệt kế cho trẻ mà bạn cần lưu ý:
  • Trẻ dưới 3 tháng tuổi: Với các trẻ ở lứa tuổi này, thực hiện đo nhiệt độ ở nách là tốt nhất. Đây cũng là phương pháp an toàn nhất và giúp kiểm tra nhiệt độ nhanh.  Nếu nhiệt độ ở nách của trẻ trên 37,2 độ C, bạn hãy kiểm tra thêm nhiệt độ ở hậu môn của trẻ. Vì nếu bé bị sốt thực sự, bạn cần cho bé đi khám bác sĩ ngay lập tức.
  • Trẻ từ 3 tháng đến 4 hoặc 5 tuổi. Với giai đoạn này, bạn hãy đo nhiệt độ ở trực tràng và núm vú là tốt nhất. Bạn hãy sử dụng một chiếc nhiệt kế điện tử hồng ngoại để đo nhiệt độ tại động mạch thái dương hoặc nhiệt kế đo tai cho bé sau 6 tháng tuổi. Nếu bạn không quen với cách đo trên hoặc không có nhiệt kế núm vú thì bạn hãy sử dụng phương pháp đo ở nách cũng sẽ cho kết quả đo chính xác.
  • Trẻ từ 4 – 5 tuổi: Đối với các trẻ từ 4 đến 5 tuổi, bạn có thể thực hiện đo nhiệt độ bằng miệng hoặc sử dụng nhiệt kế đo trán, đo tai là thích hợp nhất.
Trẻ em hiếu động nhưng khi bị ốm thường hay quấy khóc, thật khó để đo nhiệt độ cho trẻ nếu bạn sử dụng nhiệt kế thủy ngân. Chính vì vậy, một trong những điều cần lưu ý cha mẹ trong sử dụng nhiệt kế cho trẻ chính là tìm kiếm một chiếc nhiệt kế đo nhanh chóng, chính xác và thật nhẹ nhàng với trẻ.
Lựa chọn ưu tiên với trẻ chính là một chiếc nhiệt kế điện tử hồng ngoại giúp đo nhiệt độ ở nhiều vị trí và hiển thị kết quả nhanh, chính xác. Bạn có thể sử dụng để đo nhiệt độ tại tai, trán, nách,… theo yêu cầu. Và nếu bạn đang tìm một chiếc nhiệt kế như vậy hoặc muốn được tư vấn cách sử dụng nhiệt kế cho bé đúng cách, hãy liên hệ ngay số điện thoại 1900.633.985 nhé.

Thứ Hai, 12 tháng 11, 2018

Tại sao trẻ em cần nhiệt kế điện tử đo tai, đo trán?

tháng 11 12, 2018 0
Trẻ em hiện nay không thích dùng nhiệt kế thủy ngân và cha mẹ cũng không yên tâm khi con trẻ hiếu động sử dụng thiết bị y tế này. Giải pháp được nhiều cha mẹ lựa chọn chính là nhiệt kế điện tử đo tai, đo trán. Vậy còn nguyên nhân nào khiên trẻ em cần nhiệt kế điện tử đo tai, đo trán? Các bạn hãy cùng thiết bị y tế Việt Mỹ tìm hiểu nhé!


nhiet ke dien tu do tai

Lý do trẻ em cần nhiệt kế điện tử đo tai, đo trán?

Cơ thể trẻ rất mẫn cảm với tác động của môi trường. Với các tác động tiêu cực, cơ thể trẻ hay có phản ứng nhiệt độ, biểu hiện thường gặp là sốt. Để xác định chính xác nhiệt độ cơ thể, các phụ huynh hiện nay thường lựa chọn nhiệt kế điện tử đo tai, đo trán. Trong khi đó, nhiệt kế thủy ngân lại hạn chế sử dụng hơn, đặc biệt cho trẻ nhỏ.
Việc sử dụng nhiệt kế điện tử đo tai, đo trán chủ yếu xuất phát từ những ưu điểm:

  • An toàn cho người sử dụng: Sử dụng nhiệt kế thủy ngân, phụ huynh cần để ý bé liên tục, tránh để bé làm rơi vỡ. Khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ, thủy ngân trong nhiệt kế chảy ra, gây độc hại cho người tiếp xúc. Nhiệt kế điện tử không có thủy ngân bên trong nên không gây nguy hiểm cho người sử dụng.
  • Chính xác về nhiệt độ: Nhiệt kế điện tử đo chính xác nhiệt độ của người sử dụng. Kết quả đo dựa trên tín hiệu thu được từ đầu sensor hồng ngoại và cho ra kết quả. Bên cạnh đó, nhiệt kế điện tử hồng ngoại có khả năng lưu kết quả để tiện theo dõi tình hình sức khỏe được tốt hơn.
  • Nhanh chóng về thời gian: Để đo nhiệt độ bằng nhiệt kế thủy ngân, thời gian nhanh nhất để có kết quả đo là 4 – 6 phút. Trẻ em hiếu động khó có thể ở yên trong khoảng thời gian đó. Còn với nhiệt kế điện tử đo tai, đo trán, chỉ khoảng 3 – 10 giây là phụ huynh đã cho ra kết quả.
  • Tiện dụng: Nhiệt kế điện tử được thiết kế nhỏ gọn, dễ sử dụng. Phụ huynh có thể mang đi xa hoặc di chuyển bằng cách để trong túi xách, vali… Các kết quả đo được hiển thị rõ ràng trên màn hình, người dùng có thể đọc kết quả một cách nhanh chóng. Trong khi đó dùng nhiệt kế thủy ngân, người dùng chỉ có thể ước lượng dựa trên sự giãn nở của cột thủy ngân.
 Trên đây là những lý do tại sao trẻ em cần nhiệt độ điện tử đo tai, đo trán và phụ huynh nên lựa chọn loại nhiệt kế nào? Nếu bạn muốn tìm kiếm một chiếc nhiệt kế điện tử hồng ngoại, hãy liên hệ ngay số hotline 1900.633.985 nhé!

Thứ Ba, 6 tháng 11, 2018

Coi chừng dịch sốt xuất huyết (P2)

tháng 11 06, 2018 0
Bệnh sốt xuất huyết với các triệu chứng ban đầu không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với bệnh sốt thông thường. Tuy nhiên nếu bạn biết cách nhận biết các dấu hiệu và biết cách điều trị đúng thì sẽ giúp người bản thân và người nhà nhanh chóng khỏe lại.


Cách điều trị bệnh sốt xuất huyết

Với bài viết trước, bạn đã được tìm hiểu về dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết. Trong bài viết hôm nay, bạn sẽ được tìm hiểu các phương pháp giúp người bệnh nhanh chóng khỏe lại.
Đầu tiên vẫn là dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Không có thuốc đặc hiệu cho bệnh sốt xuất huyết, người bệnh chỉ sử dụng thuốc hạ sốt và thuốc bổ theo đơn của bác sĩ. Lưu ý thuốc hạ sốt cần sử dụng loại không ảnh hưởng xấu đến dạ dày hoặc làm tăng nguy cơ chảy máu. Bạn có thể sử dụng Paracetamol kết hợp với lau người bằng nước ấm cho bệnh nhân sốt cao trên 39 độ C. Với các thuốc hạ sốt như Ibufrophen, Aspirin, bệnh nhân không được sử dụng vì rất có hại cho bệnh nhân bị sốt xuất huyết.
Thứ hai là việc thực hiện tái khám. Bác sĩ cần kiểm tra và tái khám nhiều lần trong ngày. Người bệnh cần tuân thủ theo lời dặn của bác sĩ, không tự ý ngừng tái khám vì có một số trường hợp bệnh nhân ngừng sốt là biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết đang trở nặng.
Thứ ba là cho bệnh nhân uống nhiều nước. Người nhà cần khuyến khích bệnh nhân uống thật nhiều nước bởi khi sốt người bệnh dễ bị mất nước, kèm theo đó là triệu chứng mệt mỏi, ăn uống kém khẩu vị nên làm cho bệnh nhân dễ mất nước thêm. Cách bổ sung nhanh chóng nước cho cơ thể người bệnh chính là cho người bệnh uống thật nhiều nước. Bạn có thể sử dụng nước cam, dừa chanh, nước khoáng, nước đun sôi để nguội.
Bạn cần lưu ý không cho người bệnh uống nước có ga và các loại nước màu đỏ, nâu, đen kể cả các loại trái cây sậm màu, củ dền hoặc dưa hấu. Trong trường hợp trẻ nôn ói và chảy máu dạ dày, rất khó nhận biết nếu sử dụng các loại nước này.

dich benh sot xuat huyet

Thứ tư là cho người bệnh ăn lỏng với các thức ăn dễ tiêu như cơm nhão, cháo, súp. Tránh những thức ăn nhiều dầu mỡ khiến người bệnh khó tiêu. Cùng với nguyên nhân như trên, bạn cũng cần không cho người bệnh ăn tiết lợn, tiết vịt, tiết gà vì dễ nhầm lẫn với hiện tượng xuất huyết dạ dày.
Thứ năm, người nhà cần theo dõi các dấu hiệu của người bệnh và lưu ý đặc biệt các dấu hiệu trở nặng: lừ đừ, li bì hoặc bứt rứt, nôn mửa nhiều, đau bụng nhiều, xuất huyết, tay chân mát lạnh. Việc kiểm tra nhiệt độ thường xuyên bằng cặp nhiệt độ sẽ giúp bạn theo dõi tình trạng sức khỏe của người bệnh tốt hơn.
Trong khoảng thời gian có dịch bệnh sốt xuất huyết, người nhà cần chú ý theo dõi và phát hiện sớm người bệnh để có hướng điều trị kịp thời. Phát hiện sớm, điều trị sớm và đúng cách giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục hơn.