Thứ Ba, 6 tháng 11, 2018

Coi chừng dịch sốt xuất huyết (P2)

Bệnh sốt xuất huyết với các triệu chứng ban đầu không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với bệnh sốt thông thường. Tuy nhiên nếu bạn biết cách nhận biết các dấu hiệu và biết cách điều trị đúng thì sẽ giúp người bản thân và người nhà nhanh chóng khỏe lại.


Cách điều trị bệnh sốt xuất huyết

Với bài viết trước, bạn đã được tìm hiểu về dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết. Trong bài viết hôm nay, bạn sẽ được tìm hiểu các phương pháp giúp người bệnh nhanh chóng khỏe lại.
Đầu tiên vẫn là dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Không có thuốc đặc hiệu cho bệnh sốt xuất huyết, người bệnh chỉ sử dụng thuốc hạ sốt và thuốc bổ theo đơn của bác sĩ. Lưu ý thuốc hạ sốt cần sử dụng loại không ảnh hưởng xấu đến dạ dày hoặc làm tăng nguy cơ chảy máu. Bạn có thể sử dụng Paracetamol kết hợp với lau người bằng nước ấm cho bệnh nhân sốt cao trên 39 độ C. Với các thuốc hạ sốt như Ibufrophen, Aspirin, bệnh nhân không được sử dụng vì rất có hại cho bệnh nhân bị sốt xuất huyết.
Thứ hai là việc thực hiện tái khám. Bác sĩ cần kiểm tra và tái khám nhiều lần trong ngày. Người bệnh cần tuân thủ theo lời dặn của bác sĩ, không tự ý ngừng tái khám vì có một số trường hợp bệnh nhân ngừng sốt là biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết đang trở nặng.
Thứ ba là cho bệnh nhân uống nhiều nước. Người nhà cần khuyến khích bệnh nhân uống thật nhiều nước bởi khi sốt người bệnh dễ bị mất nước, kèm theo đó là triệu chứng mệt mỏi, ăn uống kém khẩu vị nên làm cho bệnh nhân dễ mất nước thêm. Cách bổ sung nhanh chóng nước cho cơ thể người bệnh chính là cho người bệnh uống thật nhiều nước. Bạn có thể sử dụng nước cam, dừa chanh, nước khoáng, nước đun sôi để nguội.
Bạn cần lưu ý không cho người bệnh uống nước có ga và các loại nước màu đỏ, nâu, đen kể cả các loại trái cây sậm màu, củ dền hoặc dưa hấu. Trong trường hợp trẻ nôn ói và chảy máu dạ dày, rất khó nhận biết nếu sử dụng các loại nước này.

dich benh sot xuat huyet

Thứ tư là cho người bệnh ăn lỏng với các thức ăn dễ tiêu như cơm nhão, cháo, súp. Tránh những thức ăn nhiều dầu mỡ khiến người bệnh khó tiêu. Cùng với nguyên nhân như trên, bạn cũng cần không cho người bệnh ăn tiết lợn, tiết vịt, tiết gà vì dễ nhầm lẫn với hiện tượng xuất huyết dạ dày.
Thứ năm, người nhà cần theo dõi các dấu hiệu của người bệnh và lưu ý đặc biệt các dấu hiệu trở nặng: lừ đừ, li bì hoặc bứt rứt, nôn mửa nhiều, đau bụng nhiều, xuất huyết, tay chân mát lạnh. Việc kiểm tra nhiệt độ thường xuyên bằng cặp nhiệt độ sẽ giúp bạn theo dõi tình trạng sức khỏe của người bệnh tốt hơn.
Trong khoảng thời gian có dịch bệnh sốt xuất huyết, người nhà cần chú ý theo dõi và phát hiện sớm người bệnh để có hướng điều trị kịp thời. Phát hiện sớm, điều trị sớm và đúng cách giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục hơn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét